Mời đăng ký Hội chợ Thương mại - Triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2024 và Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2024     Mời tham dự trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival Hoa Đà Lạt năm 2024     Mời tham dự hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 tại Cần Thơ     (Thông báo) mời tham dự chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX)     Mơì đăng ký tham dự kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến Thương mại năm 2024 tại tỉnh Gia Lai     (Thông báo) Mời đăng ký tham gia hội chợ thương mại Festival 100 năm dừa sáp Trà Vinh và tuần lễ Vu Lan Thắng Hội     (Thông báo) mời đăng ký tham gia Chương trình kết nối cung cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024     (Thông báo) Mời đăng ký tham gia chương trình Hội chợ Quốc tế, Thương mại, Du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây Đà Nẵng 2024     (Thông báo) Mời đăng ký tham gia hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Hậu Giang năm 2024     (Thông báo) Mời tham gia Hội chợ nông sản quốc tế Macfrut 2024    
« tháng 10/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
30010203040506
07080910111213
14151617181920
21222324252627
28293031010203

Tổng kết hoạt động khuyến công giai đoạn 2014-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ hai - 20/12/2021 09:17   Đọc bằng audio
   
1.748 0
Để nâng cao hiệu quả phát triển công nghiệp ngành công thương tỉnh đã ban hành Chương trình khuyến công nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, trong đó chú trọng vào hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.
          Đến nay, toàn tỉnh có hơn 9 ngàn cơ sở công nghiệp đang hoạt động (cơ sở kinh tế cá thể chiếm trên 92%) tạo việc làm cho trên 163 ngàn lao động. Thực hiện chủ trương khuyến khích phát triển CNNT, hoạt động khuyến công của tỉnh thời gian qua đã được tổ chức triển khai đến các doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn. UBND tỉnh tăng cường quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương; đầu tư cơ sở vật chất nâng cao năng lực cho trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp cấp tỉnh… nhằm thực hiện tốt hoạt động khuyến công tại địa bàn.
          Để nâng cao hiệu quả phát triển công nghiệp ngành công thương tỉnh đã ban hành Chương trình khuyến công nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, trong đó chú trọng vào hỗ trợ đối với các doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ. Trong đố, hoạt động khuyến công giai đoạn 2014-2020 đã động viên và hỗ trợ cho 46 tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn với tổng kinh phí hỗ trợ là 11.527 triệu đồng (Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 12 đề án với tổng kinh phí là 7.263 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 34 đề án với tổng kinh phí là 4.264 triệu đồng), tổng vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn là 68.585 triệu đồng. Các đề án triển khai thực hiện hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, lợi thế của địa phương. Sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương đúng mục đích, đúng chế độ và đạt hiệu quả đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới.
          Bình quân hằng năm, tổng doanh thu của các cơ sở được hỗ trợ ước đạt trên 650 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 700 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 5-10 triệu đồng/người. Đa phần các cơ sở, doanh nghiệp được hỗ trợ đang hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững và dần từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế (chí phí giá thành sản phẩm giảm) do đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến, mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập. 
          Ngoài ra hàng năm tỉnh đều triển khai kế hoạch xúc tiến thương mại, mời doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, kết nối cung cầu hàng hóa, phiên chợ hàng Việt về nông thôn,..qua đó giúp các doanh nghiệp phát triển thị trường, đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cấp ngành cũng đã phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong các bước như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, xin chủ trương đầu tư, xây dựng dự án, hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước, xuất nhập khẩu nguyên liệu/hàng hóa phục vụ sản xuất.
1
Đ/c Nguyễn Thành Đời (thứ 3 từ trái qua) – PGĐ SCT Tây Ninh và đoàn nghiệm thu tại nhà máy của Công ty TNHH Đông Dược Vĩnh Xuân.
          Từ những kết quả hoạt động khuyến công đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng doanh thu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững. Tôn vinh các sản phẩm có giá trị sử dụng cao, có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
          Định hướng trong giai đoạn 2021-2025, Tây Ninh có trên 250 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tChương trình khuyến công. Trong đó, hỗ trợ cho khoảng 150 doanh nghiệp xây dựng mô hình diễn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Tổng kinh phí thực hiện theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh Tây Ninh là 20.240 triệu đồng) trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu của công tác khuyến công trong giai đoạn trước. Tiếp tục hướng đến hỗ trợ đối tượng là các cơ sở công nghiệp nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp khu vực nông thôn theo cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tập trung hỗ trợ một số nội dung hoạt động hiệu quả của chương trình và nhân rộng các mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, Đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm; giúp các cơ sở CNNT mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến tinh các sản phẩm nông sản, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như các sản phẩm sản xuất từ đường, tinh bột mì, cao su./.                                                                                      

Tác giả bài viết: Thành Giỏi - PKC

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại Tây Ninh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của doanh nghiệp, cơ sở CNNT khi tham gia hoạt động Khuyến công

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay6,291
  • Tháng hiện tại172,161
  • Tổng lượt truy cập16,755,547
Đăng ký nhận tin qua Email

Vui lòng nhập Email cần nhận

Liên Kết Sàn Thương mại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây