« tháng 12/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
25262728293001
02030405060708
09101112131415
16171819202122
23242526272829
30310102030405

Hội nghị trực tuyến Kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành Bình Định - Hà Nội - Vĩnh Long - Hậu Giang - Tây Ninh – Sóc Trăng năm 2021

Thứ sáu - 24/12/2021 16:24   Đọc bằng audio
   
1.446 0

Sáng ngày 23/12, Sở Công Thương Bình Định phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) và Sở Công Thương các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh và Sóc Trăng tổ chức “Hội nghị trực tuyến Kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành Bình Định - Hà Nội - Vĩnh Long - Hậu Giang - Tây Ninh – Sóc Trăng năm 2021”.

 

1
Đầu cầu tại thành phố Hà Nội
          Phát biểu khai mạc, bà Trần Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định cho biết: Bình Định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ, hàng năm, mức luân chuyển hàng hóa hơn 12%. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp thời gian qua, nên đã ảnh hưởng nhiều đến việc luân chuyển hàng hóa. Do vậy, việc tổ chức Hội nghị này nhằm giúp tỉnh đẩy mạnh kết nối cung cầu hàng hóa với thị trường lớn là Hà Nội, qua đó tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa, nông sản tại thị trường Thủ đô.
          Từ điểm cầu Hà Nội, bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội  đã giới thiệu tổng thể về nhu cầu của thị trường Hà Nội; định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội. Với hơn 10 triệu dân đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn, cùng một số lượng lớn người dân thường xuyên đến học tập, làm việc thời vụ, Hà Nội đã, đang và sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn với mạng lưới phân phối phát triển đồng bộ, hiện đại hàng đầu cả nước, có khả năng tập trung, phát luồng hàng hóa tới các vùng, miền trong cả nước và xuất khẩu. Về hạ tầng thương mại,  trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 28 trung tâm thương mại (TTTM); 123 siêu thị; 449 chợ; 1.800 cửa hàng tiện lợi; hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, thị trấn; 141 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, có thể kết nối với 1.130 đầu mối, chuỗi, cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản của 45 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng với đó là các kênh bán hàng đa phương tiện như bán hàng qua website, hotline, app…với khoảng 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng theo hình thức trực tuyến. Khả năng cung ứng của các mặt hàng trên địa bàn Thành phố hiện chưa đủ để phục vụ nhân dân (gạo đáp ứng khoảng 35% nhu cầu; thịt bò đáp ứng 15%; thủy hải sản đáp ứng 5%; thực phẩm chế biến đáp ứng 25%; rau củ đáp ứng 65%; hoa quả đáp ứng 35%..., thịt lợn, thịt gà cơ bản đáp ứng đủ trong điều kiện bình thường nhưng vẫn phải khai thác thêm từ các tỉnh); nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân trong sẽ trở nên sôi động, tăng từ 3% - 20% theo từng nhóm hàng trong những tháng giáp Tết Nhâm Dần. Nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, chất lượng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm của người dân Thành phố ngày càng khắt khe, yêu cầu cao hơn.
          Với tinh thần “ Hà Nội với cả nước, cùng cả nước”, Thành phố Hà Nội luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sản phẩm, đặc biệt nông lâm, thủy sản, trái cây an toàn của các tỉnh, thành phố trong việc quảng bá, kết nối- tiêu thụ và lưu thông trên địa bàn Hà Nội bằng nhiều hình thức, để sản phẩm các tỉnh, thành phố có thể tiêu thụ được ở mức cao nhất tại thị trường Hà Nội, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, liên kết giữa các bên tham gia", bà Nguyễn Thị Mai Anh nhấn mạnh.


          Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, được xem là một tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đây không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông.
Tại điểm cầu Trung tâm Khuyến Công và Xúc tiến Thương mại tỉnh Tây Ninh, với sự tham gia của 15 Doanh nghiệp với những sản phẩm đặc sản, thế mạnh của tỉnh Tây Ninh như: bánh tráng, muối tôm, muối chay, mãng cầu, dế sấy, sâm bố chính, hạt điều, trà mãng cầu xiêm, trà túi lọc đâu đen, thực phẩm chay, hồ lô trang trí, rượu…
2
Sản phẩm Doanh nghiệp trưng bày tại Hội nghị
          Tại hội nghị trực tuyến, hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nhà phân phố tại các điểm cầu Bình Định, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng các DN,HTX, cơ sở sản xuất đã đăng ký kết nối hợp tác cung cầu hàng hóa của doanh nghiệp giữa các địa phương với hệ thống siêu thị, nhà phân phối trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
         Chương trình kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp giúp Doanh nghiệp các tỉnh nói chung và Tây Ninh nói riêng có cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh liên kết hợp tác trong cung ứng, phát triển thị trường và tiêu thụ hàng hóa tốt nhất trong tình hình hiện nay.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng Tuấn -TTKC

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại Tây Ninh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của doanh nghiệp, cơ sở CNNT khi tham gia hoạt động Khuyến công

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay1,603
  • Tháng hiện tại283,427
  • Tổng lượt truy cập17,828,730
Đăng ký nhận tin qua Email

Vui lòng nhập Email cần nhận

Liên Kết Sàn Thương mại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây