Mời đăng ký Hội chợ Thương mại - Triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2024 và Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2024     Mời tham dự trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival Hoa Đà Lạt năm 2024     Mời tham dự hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 tại Cần Thơ     (Thông báo) mời tham dự chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX)     Mơì đăng ký tham dự kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến Thương mại năm 2024 tại tỉnh Gia Lai     (Thông báo) Mời đăng ký tham gia hội chợ thương mại Festival 100 năm dừa sáp Trà Vinh và tuần lễ Vu Lan Thắng Hội     (Thông báo) mời đăng ký tham gia Chương trình kết nối cung cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024     (Thông báo) Mời đăng ký tham gia chương trình Hội chợ Quốc tế, Thương mại, Du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây Đà Nẵng 2024     (Thông báo) Mời đăng ký tham gia hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Hậu Giang năm 2024     (Thông báo) Mời tham gia Hội chợ nông sản quốc tế Macfrut 2024    
« tháng 10/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
30010203040506
07080910111213
14151617181920
21222324252627
28293031010203

Chiến lược triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia

Thứ năm - 07/07/2022 16:14   Đọc bằng audio
   
2.452 0
Trong thời đại công nghệ số, không chỉ các doanh nghiệp cần theo kịp bước tiến của thời đại, các cơ quan nhà nước cũng cần chuyển đổi số để vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Vậy chương trình chuyển đổi số quốc gia là gì, có gì đặc biệt ở chương trình chiến lược này.
Chiến lược triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia

Chương trình chuyển đổi số quốc gia là gì?

Ngày 22 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Đây là một ngày ý nghĩa với công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

chuyen doi so quoc gia 1
Chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng đến chính phủ số, doanh nghiệp số
 

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể như sau:

Mục tiêu cơ bản của chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025

a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

  • 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
  • 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
  • 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ;
  • 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội;
  • 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
  • Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

  • Kinh tế số chiếm 20% GDP;
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
  • Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%;
  • Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
  • Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
  • Việt Nam thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã;
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh;
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
  • Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
chuyen doi so quoc gia 2

Mục tiêu cơ bản chiến lược chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030

a) Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

  • 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động;
  • 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);
  • Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp;
  • 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
  • Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

  • Kinh tế số chiếm 30% GDP;
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
  • Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%;
  • Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
  • Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
  • Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

  • Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;
  • Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Có thể thấy, chương trình chuyển đổi số quốc gia vô cùng quan trọng trong mọi mặt của kinh tế, xã hội mà nếu chậm chân chúng ta sẽ trở thành người thua cuộc bị bỏ lại phía sau. Chính vì vậy, hãy xây dựng một chiến lược rõ ràng và bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số ngay từ hôm nay.

Tác giả bài viết: Duy Minh -TTKC&XTTM

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại Tây Ninh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của doanh nghiệp, cơ sở CNNT khi tham gia hoạt động Khuyến công

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay7,557
  • Tháng hiện tại173,427
  • Tổng lượt truy cập16,756,813
Đăng ký nhận tin qua Email

Vui lòng nhập Email cần nhận

Liên Kết Sàn Thương mại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây