« tháng 11/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
28293031010203
04050607080910
11121314151617
18192021222324
25262728293001

Tây Ninh xây dựng Chương trình phát triển  năng lượng tái tạo  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ sáu - 17/12/2021 15:46   Đọc bằng audio
   
1.949 1
Thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 0/08/2021 về Chương trình phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tây Ninh xây dựng Chương trình phát triển  năng lượng tái tạo  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
          Tây Ninh có vị trí, địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, do tỉnh nằm trong  khu vực có lượng bức xạ cao dao động từ từ 4.750- 5.250 W/m2 so với mặt bằng chung của cả nước với tổng số giờ nắng trên 2.400 giờ/năm. Bên cạnh đó thì tỉnh cũng còn quỹ đất tự nhiên tương đối lớn, đất đai bằng phẳng, ít đồi, núi, kết cấu địa chất thuận lợi trong việc bố trí mặt bằng xây dựng các công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện phát triển năng lượng tái tạo là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời góp phần bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp cho công cuộc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
          Tây Ninh hiện có hai dạng năng lượng có tiềm năng lớn là năng lượng mặt trời (ĐMT) và năng lượng sinh khối (từ cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Trong đó, ĐMT chiếm tỉ lệ cao nhất (99,48%), các nguồn năng lượng còn lại chiếm 0,5%. Tỉnh đã và đang tập trung vào phát triển 02 loại hình đầu tư ĐMT gồm: nhóm dự án ĐMT thuộc quy hoạch điện quốc gia, phát triển điện của tỉnh và nhóm dự án ĐMT áp mái quy mô hộ gia đình, doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2020, trên địa bàn toàn tỉnh có 10 dự án nhà máy ĐMT được đưa vào vận hành với tổng công suất thiết kế là 808 MW, trong đó: Nhà máy ĐMT đấu nối cấp điện áp 220kV: tổng cộng có 03 dự án với tổng công suất lắp đặt 500 MWp (~ 400 MW), chiếm 51,35% phụ tải của toàn tỉnh. Sản lượng điện phát trong năm 2020 đạt 763.650 MWh, chiếm tỷ lệ 16,22% sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh; Nhà máy ĐMT đấu nối cấp điện áp 110kV: tổng cộng có 07 dự án với tổng công suất lắp đặt 308 MWp (~246 MW), chiếm 31,63% phụ tải của toàn tỉnh. Hệ thống ĐMT mái nhà đấu nối lưới trung hạ áp: tổng cộng có 4.298 hệ thống với tổng công suất lắp đặt 306,9 MWp (~245 MW), chiếm 31,52% phụ tải toàn tỉnh. Các dự án ĐMT phát triển tương đối đồng đều giữa các khu vực, tuy nhiên đa phần là các dự án có công suất nhỏ (<100 kW).
          Đối với năng lượng sinh khối, có 01 dự án phát điện từ bã mía của nhà máy đường Thành Thành Công với tổng công suất phát điện 2 tổ máy là 37MWh đang hoạt động tốt, ngoài ra còn có 1 số các  nhà máy chế biến khoai mì có lượng biogas có thể đầu tư phát điện. Theo kết quả tính toán, lượng khí sinh học (biogas) có thể đưa vào khai thác sử dụng từ quá trình phân hủy kỵ khí trên địa bàn tỉnh vào năm 2030 đạt khoảng 88.000 m3/ngày (tương đương khoảng 35,2 m3 dầu diesel/ngày hoặc 110 MWh) và đến năm 2050 ước tính lượng khí sinh học đạt khoảng 104.500 m3/ngày (tương đương khoảng 41,8 m3 dầu diesel/ngày hoặc 130 MWh).
          Thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 0/08/2021 về Chương trình phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh sẽ  tập trung ưu tiên vào phát triển năng lượng mặt trời trong những năm tới bao gồm các dự án ĐMT đã được quy hoạch và nhóm các dự án ĐMT tại doanh nghiệp và hộ gia đình, quy mô các dự án phân bố trên toàn địa bàn tỉnh.
Kết quả tính toán bảng trên cho thấy với diện tích 4.041,3 km2 thì công suất năng lượng mặt trời theo tiềm năng lý thuyết của tỉnh Tây Ninh rơi vào khoảng 4.324 GW, nhưng hiện tại công suất đang khai thác trên địa bàn tỉnh là khoảng 1.156,41 MW chiếm khoảng 0,027% tiềm năng lý thuyết, có thể thấy tiềm năng về mặt lý thuyết là vô cùng lớn nhưng mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ so với tiềm năng hiện có.
ĐMT thân thiện với môi trường, không làm biến đổi hoạt động của thiên nhiên như thủy điện, nhiệt điện; không thải ra khí độc CO2 ra môi trường; không gây tiếng ồn, hoặc tiếng ồn rất ít; không thải vật liệu thừa gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, ĐMT cũng phụ thuộc vào thời tiết, sử dụng nhiều diện tích không gian, một số mái nhà không đủ lớn để phù hợp với số lượng tấm pin mặt trời theo mong muốn; bị điều tiết cắt giảm sản lượng vào thời gian thấp điểm do dư thừa nguồn cung điện mặt trời vào thời điểm trưa và quá tải đường dây 500 KV Bắc-Nam. Đối điện sinh khối phát triển hạn chế do giá điện chưa hấp dẫn nhà đầu tư nhưng trong tương lai khi nhà nước có đề xuất giá tốt thì các nhà máy sẽ có các bài toán đầu tư phù hợp.
Nhìn chung, năng lượng mặt trời đã cho thấy khả năng phát triển mạnh tại Tây Ninh.Trong khi đó, năng lượng sinh khối vẫn chưa được khai thác đúng mức.Năng lượng sinh khối được coi là trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững do tận dụng tối đa các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, biogas để phát điện, góp phần bảo vệ khí hậu. Số lượng các nhà máy điện sinh khối trên địa bàn tỉnh nếu tăng sẽ đưa Tây Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung nhanh chóng đạt được các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính trong Đóng góp Quốc gia tự quyết định (NDC)./.

Tác giả bài viết: Lê Kim Phương - SCT

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại Tây Ninh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Tân thịnh Phát Phát
    Giới thiệu tổng kho vật liệu trang trí nội thất Tân Thịnh Phát
    Công ty Tân Thịnh Phát hoạt động đến nay là hơn 10 năm trong ngành phân phối vật liệu xây dựng, thành công thành lập thêm 5 chi nhánh bởi sự uy tín và hiệu quả làm việc khiến khách hàng hài lòng và ngày càng tin tưởng. Mong muốn đem lại cho khách hàng trải nghiệm mua hàng tốt nhất, sử dụng những sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu và tài chính của bạn.
    Để biết rõ chi tiết sản phẩm cũng như giá thành từng loại sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ số hotline hoặc thông qua fanpage của công ty để được tư vấn chính xác và kịp thời nhé.

    Phone: 0909 786 297 - 02543 052 272 (Mr Tường)
    Email: tanthinhphatbr@gmail.com
    Facebook:
    - https://www.facebook.com/vatlieutrangtrinoingoaithattanthinhphat
    - https://www.facebook.com/tongkhogonhuatamvanda/
    Website: https://vattutanthinhphat.com/ hoặc www.vattunoithatbariavungtau.com
    Chi nhánh 1: 143 Nguyễn Tất Thành, Phường Phước Nguyên,TP.Bà Rịa.
    Chi nhánh 2: Ấp Lò Vôi, Xã Phước Hưng, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
    Chi nhánh 4: Ấp An Thạnh, Xã An Ngãi, Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
    Chi nhánh 5: Ngã Tư Núi Đất, QL 56, Xã Hòa Long, TP. Bà Rịa.
    Chi nhánh 6: Cầu Đất Đỏ, Quốc lộ 55, Thị trấn Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
    - https://vattutanthinhphat.com/vat-tu-noi-that-vung-tau
    - https://vattutanthinhphat.com/mam-tran
    - https://vattutanthinhphat.com/phao-chi-ps
    - https://vattutanthinhphat.com/alu-alcorest-ngoai-troi
    - https://vattutanthinhphat.com/alu-alcorest-trong-nha
      Tân thịnh Phát Phát   22/08/2024 10:32
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của doanh nghiệp, cơ sở CNNT khi tham gia hoạt động Khuyến công

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay5,187
  • Tháng hiện tại62,861
  • Tổng lượt truy cập17,115,879
Đăng ký nhận tin qua Email

Vui lòng nhập Email cần nhận

Liên Kết Sàn Thương mại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây