« tháng 09/2024 »
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
26272829303101
02030405060708
09101112131415
16171819202122
23242526272829
30010203040506

Giới thiệu chung

TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH

Mã số thuế 3900398011 được cấp vào ngày 18/09/2006, cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế Tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại Số 3, hẻm 3, đường Võ Thị Sáu, KP7, Phường 3, Thành phố Tây Ninh, Tây Ninh
Điện thoại: (0276) 3839 947  fax (0276) 3839 947
Email: ttkctayninh@gmail.com
Website: www.khuyencongtayninh.gov.vn

khuyencong


___________________


Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương  có chức năng phục vụ quản lý nhà nước của Sở về hoạt động khuyến công; cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Công Thương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương.
3. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở và tài khoản riêng; hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về hoạt động khuyến công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công đã được phê duyệt.
3. Tổ chức đào tạo hoặc liên kết đào tạo nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4. Xây dựng, lưu giữ và khai thác dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp, hoạt động khuyến công tại địa phương.                                                                             
5. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm, các hội thi, hội thảo, hội chợ, diễn đàn về khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương.
6. Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ khuyến công cho các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động khuyến công.
7. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, trang thiết bị, khoa học công nghệ để thực hiện chương trình, đề án khuyến công và tham gia hoạt động khuyến công tự nguyện tại địa phương.
8.  Thực hiện hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trong các lĩnh vực: ưu đãi đầu tư; khoa học- công nghệ; mặt bằng sản xuất; thông tin thị trường; tài chính, tín dụng; đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và các lĩnh vực có liên quan khác.  
9. Tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và các chính sách khuyến công khác theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp và thương mại ở địa phương:
a) Tư vấn lập dự án: quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện lực; quy hoạch  thương mại của địa phương;
b) Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại và công trình dân dụng;
c) Tư vấn về khai thác, chế biến khoáng sản; tư vấn về kiểm tra an toàn, hiệu chỉnh các thiết bị khoan, máy nổ mìn trong hoạt động khoáng sản và thi công có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Tư vấn các lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; sản xuất sạch, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động tư vấn, giám sát; thẩm tra, thẩm định kỹ thuật dự án, các công trình kỹ thuật công nghiệp và thương mại khác theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm theo các đề án, chương trình khuyến công.
12. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo yêu cầu của Sở Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công Thương.
13. Đề xuất khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp địa phương.
14. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Trung tâm:
a) Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc;
b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;
c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Trung tâm;
d) Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chức danh quy định.
Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và theo quy định của pháp luật.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và chi nhánh của Trung tâm:
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm được thành lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tinh gọn, hợp lý và hiệu quả.
Mỗi phòng có Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và một số viên chức;
b) Chi nhánh của Trung tâm được thành lập tại một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp huyện.
Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh, 01 Phó Trưởng Chi nhánh và một số viên chức;
c) Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể của từng địa phương, Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các Chi nhánh của Trung tâm;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng Chi nhánh và Phó Trưởng Chi nhánh của Trung tâm thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Biên chế của Trung tâm
a) Giám đốc Trung tâm thuộc biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Các chức danh còn lại là viên chức, số lượng viên chức được xác định theo vị trí việc làm và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm.
Điều 4. Về tài chính
Trung tâm thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của doanh nghiệp, cơ sở CNNT khi tham gia hoạt động Khuyến công

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay1,076
  • Tháng hiện tại413,263
  • Tổng lượt truy cập16,443,608
Đăng ký nhận tin qua Email

Vui lòng nhập Email cần nhận

Liên Kết Sàn Thương mại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây